Contents
Máy in là một thiết bị văn phòng đã trở nên rất đỗi quen thuộc đối với người sử dụng tại các văn phòng cũng như tại hộ gia đình cá nhân trong thời đại hiện nay. Sự phát triển của công nghệ đã kéo theo nhu cầu làm việc, in ấn tài liệu tăng lên, từ đó làm cho nhu cầu sử dụng máy in cũng tăng cao. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thì đôi khi chúng ta sẽ gặp phải một vài sự cố liên quan tới máy in khiến cho máy in không thể hoạt động bình thường được, trong đó phổ biến nhất là trường hợp máy in không in được.
Đây là một vấn đề khá nan giải đối với người dùng phổ thông. Để phần nào hỗ trợ cho người dùng có thêm kinh nghiệm xử lý khi gặp phải những trường hợp như thế này thì trong bài viết ngày hôm nay Huyền Thoại VL xin gửi tới hướng dẫn cách sửa lỗi máy in không in được và những biện pháp xử lý. Nếu như bạn đang phân vân không biết nên khắc phục những sự cố này như thế nào thì hãy theo dõi bài viết ngay sau đây của chúng tôi!
Hướng dẫn cách sửa lỗi máy in không in được và những biện pháp khắc phục
1. Kiểm tra những vấn đề cơ bản nhất xung quanh máy in và kết nối
Đây là cách khắc phục bạn nên thử áp dụng đầu tiên trước khi nghĩ tới những biện pháp tiếp theo. Do máy in là một thiết bị ngoại vi, thường kết nối tới máy tính thông qua dây cáp nên trước hết bạn hãy kiểm tra lại kết nối giữa máy in và máy tính xem có hoạt động hay không, dây cắm có bị lỏng không. Tiếp theo bạn hãy kiểm tra nguồn điện của máy in đã cắm chưa, máy in đã bật chưa. Sau đó bạn hãy khởi động lại máy tính và máy in vì chỉ cần 1 thành phần nào đó trong hệ thống máy tính, máy in hoặc các thiết bị liên kết bổ sung bị lỏng, bị treo cũng như xung đột về phần mềm trên hệ thống thì lúc này máy in sẽ không hể hoạt động bình thường được. Việc khởi động lại thiết bị cũng là khuyến cáo đầu tiên của đa số nhà sản xuất. Việc làm này không mất nhiều thời gian cũng như rất đơn giản để thao tác.
2. Kiểm tra và cập nhật trình điều khiển (Drive) cho máy in
Trình điều khiển Driver của máy in cũng là một vấn đề bạn nên lưu tâm khi tiến hành khắc phục sự cố. Việc sử dụng driver quá cũ sẽ khiến cho máy in không tương thích với hệ điều hành máy tính, từ đó xảy ra lỗi trong quá trình sử dụng. Việc cập nhật trình điều khiển Driver cũng giúp cho người dùng khắc phục được nhiều lỗi nhỏ khác trong quá trình sử dụng máy in. Nhiều người dùng thường không để ý đến vấn đề này và coi như đó là chuyện nhỏ và không cần thiết. Tuy nhiên đây lại là một công việc bạn nên thường xuyên làm để quá trình sử dụng diễn ra ổn định. Nếu như không biết cập nhật Driver thủ công thì bạn có thể sử dụng các trình cập nhật Driver của bên thứ 3 đơn cử như Driver Easy. Phần mềm này sẽ giúp bạn cập nhật driver cho tất cả các thiết bị ngoại vi kết nối tới máy tính hay các phần mềm khác được cài đặt máy tính.
3. Kiểm tra xem giấy in có bị kẹt trong thân máy hay không
Thông thường các máy in sẽ có đèn cảnh báo sự cố vật lý liên quan tới những vấn đề như kẹt giấy. Bạn hãy kiểm tra trong máy in xem có giấy kẹt hay không. Nếu có thì bạn chỉ cần lấy giấy bị kẹt ra một cách nhẹ nhàng, tránh làm hư hại đến các bộ phận bên trong máy in là xong.
4. Kiểm tra lỗi liên quan tới địa chỉ IP của máy in
Đây là một lỗi tuy ít gặp nhưng lại khá rắc rối đối với người dùng ít kinh nghiệm. Thông thường lỗi này do khi hệ thống bị khởi động lại do mất mạng hay mất điện thì sẽ có những thay đổi về việc cấp phát địa chỉ IP cho các thiết bị trong mạng LAN. Việc thay đổi này sẽ ảnh hưởng tới các kết nối được chia sẻ trong hệ thống, đặc biệt là máy in. Do vậy việc cần làm là bạn có thể khởi động lại thiết bị, cập nhật và chia sẻ lại máy in cho mạng LAN của mình.
5. Sử dụng công cụ kiểm tra phát hiện và khắc phục lỗi của hệ điều hành
Hệ điều hành Windows được tích hợp một công cụ tự động kiểm tra và khắc phục lỗi vô cùng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng công cụ này để khắc phục những lỗi đơn giản trên máy in thay vì phải mất công tìm và tải về phần mềm sửa lỗi trên mạng. Đầu tiên các bạn hãy mở cửa sổ Control Panel trên máy tính lên bằng cách nhấp chuột vào Start và gõ từ khóa Control Panel. Trên Window XP các bạn có thể thấy mục Control Panel ngay tại Start Menu.
Trong cửa sổ Control Panel các bạn nhấp chuột chọn View Devices and Printers.
Tiếp theo hệ thống sẽ liệt kê ra danh sách máy in của bạn. Bạn hãy nhấp chuột phải lựa chọn vào máy in của mình và chọn Troubleshoot.
Lúc này công cụ sẽ tự động chạy kiểm tra để phát hiện lỗi. Bạn hãy chờ đợi trong giây lát.
Nếu phát hiện sự cố thì hệ thống sẽ hiện ra thông báo. Bạn hãy nhấp chuột chọn Apply this fix để sửa chữa lỗi và hoàn tất. Như hình dưới đây lỗi xuất hiện là do máy in chưa được cài đặt làm máy in mặc định nên sẽ không in được.
Tổng kết
Như vậy thông qua bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn hướng dẫn cách cách sửa lỗi máy in không in được. Qua đó hy vọng rằng sẽ giúp cho các bạn hiểu biết thêm về những cách khắc phục sự cố khi máy in gặp lỗi không in được, cho dù đó là lỗi logic hay lỗi vật lý. Chúc các bạn thao tác thành công!